TẾT TRUNG THU
TẾT TRUNG THU CÓ TỪ BAO GIỜ
Theo sử Trung Quốc, Minh Hoàng là vua thứ 6 nhà Đường, trị từ năm 712 đến năm 755. Theo truyền thuyết, vào một đêm rằm tháng 8, ánh trăng trong sáng, dịu dàng tràn ngập mặt đất. Đường Minh Hoàng rảo bước dạo chơi trong vườn, vừa xem hoa, vưà ngắm trăng rồi muốn lên cung trăng để làm quen với Hằng Nga và ngắm cảnh trên cung Quảng Hàn. Cây thần côn của vua được tung lên không trung, hoá thành chiếc cầu vồng ngũ sắc, nối liền vườn hoa với cung trăng. Nhà vua đã lên thăm Chị Hằng và ngây ngất trước vẽ đẹp rực rỡ uy nghi trên cung trăng. Sau khi trở về, vua cho xây ngay trong cung một Vọng Nguyệt Đài ở hồ Thái Đích. Cứ mỗi độ trăng rằn tháng 8, nhà vua lại đến ngắm trăng thanh gió mát, có cây, có nước, có hoa, trái cây, bánh, lồng đèn, múa lân, múa rồng … tạo nên cảnh vui chơi nhộn nhịp vào dịp trăng rằm tháng 8 hàng năm. Tết Trung Thu bắt đầu từ đấy.
Theo sử sách, có sách cách cách đây 2000 năm, từ thời các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
Ngày 15/8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày lành để làm lễ tế “ thần mặt trăng”
Ngày 25/8 Âm lịch hàng năm được lấy làm ngày Tết Trung Thu.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung Thu có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm
Trong đêm 15/8 Âm lịch hàng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ “Tế thần mặt trăng” bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “ Đoàn Viên”, bởi lẽ trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tựu cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Đêm trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, Lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng( phượng hoàng). Lân trong thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một rừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy được.
Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy , người ta gọi múa lân là múa sư tử.
Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Đèn kéo quận hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục, kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa.Đèn có 4 mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
Trẻ em rất thích ăn bánh trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, tết trung thu trở thành tết của các em hàng năm.
LỊCH SỬ CỦA CHIẾC BÁNH TRUNG THU
Bánh trung thu còn có tên là “ Bánh Hồ”, “ Bánh Cung Đình”, “Báng Đoàn Tụ” là loại bánh cúng thần Mặt Trăng thời cổ xưa. Bánh Trung Thu có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Vùng Giang Chiết, thời kỳ Ân Chu, đã có một loại bánh kỷ niệm các bậc Thái sư nổi tiếng gọi là bánh “ Thái sư”. Đó chính là bánh thủy tổ của bánh trung thu ngày nay. Loại bánh này có đặc điểm là nhân dày, vỏ ngoài mỏng. Tương truyền rằng, có một đêm Trung Thu, Đường Thái Tông cùng Dương Quí Phi ngồi ngắm trăng và ăn bánh Hồ, Đường Thái Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay, Dương quí Phi lúc ấy ngước nhìn trăng, cảm xúc dâng tràn và buột miệng nói: “Bánh Trung Thu”. Từ đó bánh trung thu được dần dần lưu truyền trong dân gian. Thời nhà Minh, trong dân gian lưu truyền ngày rằm tháng Tám ăn bánh Trung Thu. Lúc bấy giờ, những người thợ làm bánh đã vẽ những bức tranh theo chuyện cổ tích thần thoại chị Hằng Nga, con thỏ chơi trên cung trăng, in trên mặt bánh…
Ngày nay, công nghệ làm bánh trung thu đã phát triển mạnh và đa dạng nhiều kiểu dáng hoa văn phong phú. Tại nước ta cũng thề và cứ đến mỗi độ tết trung thu mọi người, mọi nhà đều qu6y quần bên nhau với tách chè, bánh trung thu, trẻ con thì lồng đèn…
thinking:
LỊCH SỬ CHIẾC LỒNG ĐÈN TRUNG THU :
Từ thời xa xưa trước khi có đèn, người ta đã dùng đuốc để soi sáng. Một thời gian sau người ta nhận thấy rằng muốn chắn gió để ánh sáng lửa không bị tắt thì phải dùng một vật gì đó, cuối cùng người ta quyết định dùng vải và giấy làm hai vật liệu chủ yếu để chắn gió.
Cũng với mục đích soi sáng, chiếc lồng đèn đã xuất hiện, không ai nhớ được rằng người làm ra chiếc lồng đèn ấy là ai, tuy nhiên tục rước đèn lại có từ đời nhà Tống bên Trung Quốc. Tục truyền có con cá Chép sống lâu năm thành tinh, mình đỏ như lửa, râu dài tựa râu rồng cứ nhằm đêm trăng sáng hiện lên giả làm con gái đẹp trêu ghẹo hại người. Bấy giờ ông Bao Công nổi tiếng là một người phân minh sáng suốt đã nghĩ ra cách làm con cá chép thật to và cho người xách đi ra ngoài đường để yêu cá trông thấy mà sợ không dám hiện lên làm hại người nữa…
Chiếc lồng đèn ngày xưa thường được thấy trong cung điện, chốn xa hoa, nhà quan giàu có, chúng thường được dùng để trang trí nội thất hoặc để các tiểu thư chốn khuê các ngắm nhìn. Ở nước ta thời nhà Lê, đã có chuyện kể rằng: trước Tết Trung Thu khoảng vài tháng, chúa Tinh Vương truyền lấy gấm trong kho giao cho các cung nữ làm hàng trăm hàng ngàn chiếc lồng đèn cực kỳ tinh xảo để phục vụ cuộc vui chơi của vua chúa suốt đêm tại đêm hội Long Trì. Và cứ thế những cuộc vui như vậy đã luôn được tổ chức mỗi năm. Ở ngoài phủ, dân thường cũng bắt chước và tập làm lồng đèn treo trước cửa. Lúc đầu là những chiếc đèn to (thường gọi là đèn kéo quân) nhưng với những chiếc đèn này trẻ con khó mang đi được do đó họ đã sáng tạo ra nhiều những hình dạng khác nhau ví dụ lồng đèn hình con cá, con voi, con thỏ…
Trải qua bao thời gian chiếc lồng đèn và lễ Tết Trung Thu vẫn luôn tồn tại như một bản sắc văn hoá Việt Nam nói riêng và Á Châu nói chung. Hàng năm, cứ đền mùa Trung Thu - Rằm Tháng 8 ta lại thấy các trẻ em của khắp mọi nơi miền đất nước, tay cầm những chiếc lồng đèn xinh xắn đi dạo quanh phố làng trong tiếng cười reo vui vẻ. Đó không chỉ là niềm vui của trẻ mà còn là dịp để Ông Bà, Bố Mẹ, họ hàng ngồi xum họp bên nhau cười nói hạnh phúc bên cạnh những tách trà thơm và chiếc bánh trung thu đậm đà hương vị.
SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU
Cho đến nay người ta chưa xác định rõ rằng tết trung thu thật sự có từ bao giờ. Tài liệu, sử sách cũng không giống nhau, có sách viết rằng tết Trung Thu xuất phát từ Trung Nguyên, sách khác lại viết rằng Tết Trung Thu phát nguồn từ đời Minh sau sự kiện tướng Lưu Bá Ôn giấu mật thư và khẩu hiệu khởi nghiã trong chiếc bánh dọn đêm rằm tháng tám. Lại theo một tài liệu khác rằng, cách đây ít nhất 2000 năm, từ thời cổ xưa các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, mặt trăng vào mùa thu. Theo âm lịch, ngày 15/08 là chính giữa mùa thu đựoc coi là “ ngày lành” để làm lễ tế thần Mặt Trăng. Trong đêm này, khi trăng rằm toả sáng thì lễ tế thần Mặt Trăng bắt đầu với hoa, quả, bánh hình mặt trời được cúng trên bàn thờ. Tuy nhiên tục lệ ăn tết trung thu từ thời sự kiện “ Đường Minh Hoàng du nguyệt điện”là được nhiều sách sử viết đến nhiều nhất.
Theo sử Trung Quốc, Minh Hoàng là vua thứ 6 nhà Đường, trị vì từ năm 712 đến 755. Theo truyền thuyết, vào một đêm Rằm tháng Tám vua Đường Minh Hoàng dạo chơi trong vườn, ánh trăng đêm ấy rất đẹp và Ngài có ý muốn lên cung trăng thăm, làm quen chị Hằng cũng như để ngắm cảnh trên cung Quảng Hàn. Nhà vua đã dùng cây thần côn của mình, thảy lên không trung, cây thần côn lúc ấy biến thành một chiếc cầu vòng ngũ sắc nối liền vườn hoa nơi vua đứng với cung trăng của chị Hằng.
Sau khi từ cung trăng trở về, thán phục trước vẻ đẹp rực rỡ uy nghi, nhà vua liền cho xây ngay trong cung một Vọng Nguyệt Đài ở hồ Thái Đích. Và như vậy cứ đến mỗi độ trăng rằm tháng 8, nhà vua lại đến đây để ngắm trăng, cảnh và tại đây ông cho treo đèn hoa điểm xuyến khắp trong vườn cùng với đoàn vũ nữ múa ca. Đồng thời nhà vua cũng ra lệnh cho thần dân tổ chúc những cuộc vui chơi tương tự như thế với hoa trái, đèn, bánh, múa lân, múa rồng… tạo nên cảnh vui chơi nhộn nhịp vào dịp trăng rằm tháng 8 hàng năm và tết Trung Thu bắt đầu từ đấy.
Trong dân gian, theo truyền thuyết Tết Trung Thu vốn là một lễ tiết nông nghiệp. Đêm Trung Thu người ta đánh chiếc mâm đồng thật sáng như gương đặt giữa sân để khi trăng lên cao sẽ soi vào đấy. Khi trăng đã lên cao, nếu trăng tròn và sáng đó là báo hiệu năm sau được mùa lúa chiêm mưa thuận gió hoà phù hợp với câu “làm ruộng tháng 5 trông rằm tháng 8”.
TỤC LỆ RƯỚC SƯ TỬ
Vào đời nhà Đường(Trung Quốc) có một bà lão không con, cuộc sống tẻ nhạt, quanh năm lấy nghề may áo quần nuôi thân. Ngày nọ, bà đến làng kia nhận quần áo về may, khi trở về trời tối mịt, thấy nhà cửa làng xóm nhân dân thắp đèn sáng rực với cỗ bàn bánh trái ăn uống vui vầy. Ngạc nhiên, bà hỏi người trong làng mới biết được tục lệ của nhà vua đặt ra để thưởng thức trăng đẹp đêm rằm tháng Tám.
Bà hưởng ứng tục lệ trên, mua sắm bánh trái, hoa quả và đèn để thưởng thức trăng. Khi về nhà, ngang qua khu rừng vắng, gặp con sư tử thành tinh, hằng năm ăn thịt không biết bao nhiêu người. Tiếng đồn đã đến tai vua và dân chúng tìm cách giết nó mà chưa được. Sư Tử thấy bà lão dần bước trong đêm trăng, liền xông ra bắt thịt. Bà lão sợ quá, tiếc công mua sắm lễ vật mừng tết Trung Thu mà chưa hưởng, nên van xin sư tử : “ cho về nhà bày lễ, trông trăng rồi sẽ nạp mạng”.
Cảm thông nỗi đau khổ vì cuộc đời lẻ loi, sư tử quay nơi khác cho bà ão về nhà yên lành. ăn uống xong, trăng đã mờ dần trong mây trắng, bà lão nhớ lại gần giờ tận số kêu khóc thảm thiết làm động lòng mọi vật trong nhà. Đột nhiên, có một con rít dưới giường bò lên ra hiệu sẽ cứu bà thoát chết, cái cối xay bên góc nhà cũng tự nhiên quay tít… Đúng giờ hẹn, sư tử nhẹ nhàng đến giường bà lão định vồ ăn thịt, thì con rít bò tới đốt vào đùi sư tử, đau điếng ngã lăn xuống đất chạm phải cối xay bể đầu chết tốt. Thấy sư tử đã chết, bà lão mừng rỡ báo cho dân chúng biết đến coi, đèn đuốc sáng choang, rồi họ mang nạp vua để được trọng thưởng. Về sau, đến rằm tháng Tám người ta thi nhau mua bánh trái, trà mứt, trước cúng bái, rồi ăn uống thưởng trăng, đồng thời có múa đèn khắp nhà.
ĐÈN KÉO QUÂN
Có hình dạng vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm, bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu(hoặc nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn do có 04 mặt nên có thể xem hình ảnh ở mặt nào cũng được.