Him Lam xây nhà máy chế biến mắc-ca trong năm nay
Him Lam vừa trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc, một bước mới trong kế hoạch phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam...
Thời gian vừa qua, Him Lam đã mời các chuyên gia tư vấn từ Úc tham gia vào các dự án, tìm hiểu các nhà máy chế biến hạt mắc-ca của các thành viên, học hỏi mô hình vận hành và vai trò kết hợp giữa chính phủ và thành viên của Hiệp hội.
Theo thông cáo vừa phát đi, Công ty Cổ phần Him Lam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc, để kết nối việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Thông cáo cho biết, việc trở thành hội viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc sẽ giúp Him Lam tiếp cận các hoạt động nghiên cứu về chuỗi giá trị cây mắc-ca, các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về giống, chất lượng đất, công nghệ chế biến, bảo quản và làm thương hiệu cho cây mắc ca…
“Đây cũng chính là những cam kết đầu tư nghiêm túc của Công ty Him Lam và LienVietPostBank, thực hiện mục tiêu đưa cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới tại Tây Nguyên”, thông cáo viết.
Mắc-ca có nguồn gốc từ những rừng nhiệt đới của Úc. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, Úc đã và đang trở thành quốc gia sản xuất mắc-ca hàng đầu thế giới trong suốt 40 năm qua, đóng góp hơn 30% sản lượng của toàn thế giới với tổng kim ngạch đạt 500 triệu USD.
Hiện tại, có khoảng 800 hộ nông dân đang trồng mắc-ca tại Úc và ước tính 90% trong số đó là thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc (Australian Macadamia Society - AMS). Đây là hiệp hội có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường Úc nói chung cũng như trên thế giới nói riêng.
Về đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, qua sự kiện trên, đại diện Công ty Cổ phần Him Lam cho biết: “Chúng tôi không chỉ quan tâm đến việc cung ứng vốn cho bà con nhân rộng diện tích trồng mắc-ca mà luôn sát cánh với bà con nông dân từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc sẽ là cầu nối mang tính quốc tế của Him Lam đối với dự án quan trọng này”.
Cũng theo vị đại diện trên, để mắc-ca trở thành cây công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng.
Thời gian vừa qua, Him Lam đã mời các chuyên gia tư vấn từ Úc tham gia vào các dự án, tìm hiểu các nhà máy chế biến hạt mắc-ca của các thành viên, học hỏi mô hình vận hành và vai trò kết hợp giữa chính phủ và thành viên của Hiệp hội.
Dự kiến, trong năm 2015, công ty này cũng sẽ khởi công và hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca, và tham gia thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.
“Với hướng đi đó, Công ty Cổ phần Him Lam sẽ đón đầu việc thu mua, bao tiêu sản phẩm và cùng xây dựng thương hiệu mắc-ca cho người nông dân tại Việt Nam”, thông cáo nhấn mạnh.
Đầu tháng 2 vừa qua, hai đối tác triển khai đề án phát triển mắc-ca tại Tây Nguyên là Him Lam và ngân hàng LienVietPostBank cho biết quy mô đầu tư phát triển mắc-ca của hai đơn vị này dự kiến trên 20.000 tỷ đồng, trải ra trong khoảng 5 năm.
Thông cáo cho biết, việc trở thành hội viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc sẽ giúp Him Lam tiếp cận các hoạt động nghiên cứu về chuỗi giá trị cây mắc-ca, các tài liệu kỹ thuật chuyên sâu về giống, chất lượng đất, công nghệ chế biến, bảo quản và làm thương hiệu cho cây mắc ca…
“Đây cũng chính là những cam kết đầu tư nghiêm túc của Công ty Him Lam và LienVietPostBank, thực hiện mục tiêu đưa cây mắc ca trở thành cây công nghiệp chiến lược mới tại Tây Nguyên”, thông cáo viết.
Mắc-ca có nguồn gốc từ những rừng nhiệt đới của Úc. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, Úc đã và đang trở thành quốc gia sản xuất mắc-ca hàng đầu thế giới trong suốt 40 năm qua, đóng góp hơn 30% sản lượng của toàn thế giới với tổng kim ngạch đạt 500 triệu USD.
Hiện tại, có khoảng 800 hộ nông dân đang trồng mắc-ca tại Úc và ước tính 90% trong số đó là thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc (Australian Macadamia Society - AMS). Đây là hiệp hội có tiếng nói và tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường Úc nói chung cũng như trên thế giới nói riêng.
Về đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam, qua sự kiện trên, đại diện Công ty Cổ phần Him Lam cho biết: “Chúng tôi không chỉ quan tâm đến việc cung ứng vốn cho bà con nhân rộng diện tích trồng mắc-ca mà luôn sát cánh với bà con nông dân từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. Trở thành thành viên của Hiệp hội Mắc-ca Úc sẽ là cầu nối mang tính quốc tế của Him Lam đối với dự án quan trọng này”.
Cũng theo vị đại diện trên, để mắc-ca trở thành cây công nghiệp chủ lực, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, yếu tố sản xuất với quy mô ứng dụng công nghệ cao là đặc biệt quan trọng.
Thời gian vừa qua, Him Lam đã mời các chuyên gia tư vấn từ Úc tham gia vào các dự án, tìm hiểu các nhà máy chế biến hạt mắc-ca của các thành viên, học hỏi mô hình vận hành và vai trò kết hợp giữa chính phủ và thành viên của Hiệp hội.
Dự kiến, trong năm 2015, công ty này cũng sẽ khởi công và hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến mắc-ca, và tham gia thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.
“Với hướng đi đó, Công ty Cổ phần Him Lam sẽ đón đầu việc thu mua, bao tiêu sản phẩm và cùng xây dựng thương hiệu mắc-ca cho người nông dân tại Việt Nam”, thông cáo nhấn mạnh.
Đầu tháng 2 vừa qua, hai đối tác triển khai đề án phát triển mắc-ca tại Tây Nguyên là Him Lam và ngân hàng LienVietPostBank cho biết quy mô đầu tư phát triển mắc-ca của hai đơn vị này dự kiến trên 20.000 tỷ đồng, trải ra trong khoảng 5 năm.
Nhật Mai