Phối hợp nhiều giải pháp để tháo gỡ thị trường nhà đất
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, trong thời điểm này, không có một giải pháp đơn thuần nào cứu được thị trường BĐS, mà cần phối hợp nhiều biện pháp.
Tại kỳ họp thứ 10 của Ban chỉ đạo Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản (BĐS) sáng nay 22.2, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban chỉ đạo đã yêu cầu các bộ ngành liên quan, trong thời gian tới, cần phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, trong thời điểm này, không có một giải pháp đơn thuần nào cứu được thị trường BĐS, mà cần phối hợp nhiều biện pháp. Hiện tại, 70% vốn BĐS phụ thuộc vào ngân hàng, chịu khoản lãi suất rất lớn, rất khó để hạ giá cho người dân dễ tiếp cận. Trong thời gian tới, cần tạo được nguồn vốn cho BĐS vay dài hạn vì phần lớn các dự án đều cần thời gian dài để hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Trước mắt, cần hoàn thiện được các thể chế quản lý BĐS, cơ cấu lại thị trường BĐS, chuyển dần phân khúc cao cấp sang nơi có nhu cầu thật, thanh khoản thật. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề, giải quyết nhà công vụ cho cán bộ viên chức bằng cách đi mua hoặc thuê lại các dự án, thực hiện tốt Nghị quyết 02 của Chính phủ, tăng cường đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Cần xây dựng cơ chế khuyến khích nhiều dự án chuyển sang cho thuê.
Để giảm bớt tình trạng một chủ đầu tư không có đủ vốn nhưng mượn quá nhiều vốn ngân hàng, vốn huy động để đầu tư dàn trải, khi cạn lực lại đắp chiếu dự án gây lãng phí, Trưởng ban chỉ đạo Chính sách nhà ở và Thị trường BĐS yêu cầu các chủ đầu tư, các địa phương cần công khai các dự án, tiến độ dự án ở nhiều website, qua kênh báo chí… để khách hàng nắm được thông tin dự án, tránh mua phải dự án ma.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên ban chỉ đạo hứa hẹn, trong thời gian tới, có thể lãi suất cho vay trong lĩnh vực BĐS sẽ thấp hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành 20.000 đến 24.000 tỉ đồng cho vay để thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2. Trong thời gian tới sẽ xây dựng đề án xử lý nợ xấu, trong đó có nợ xấu BĐS. Tiếp đó, sẽ thành lập cơ quan xử lý nợ xấu BĐS để hỗ trợ thị trường.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, trong thời điểm này, không có một giải pháp đơn thuần nào cứu được thị trường BĐS, mà cần phối hợp nhiều biện pháp. Hiện tại, 70% vốn BĐS phụ thuộc vào ngân hàng, chịu khoản lãi suất rất lớn, rất khó để hạ giá cho người dân dễ tiếp cận. Trong thời gian tới, cần tạo được nguồn vốn cho BĐS vay dài hạn vì phần lớn các dự án đều cần thời gian dài để hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Trước mắt, cần hoàn thiện được các thể chế quản lý BĐS, cơ cấu lại thị trường BĐS, chuyển dần phân khúc cao cấp sang nơi có nhu cầu thật, thanh khoản thật. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề, giải quyết nhà công vụ cho cán bộ viên chức bằng cách đi mua hoặc thuê lại các dự án, thực hiện tốt Nghị quyết 02 của Chính phủ, tăng cường đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Cần xây dựng cơ chế khuyến khích nhiều dự án chuyển sang cho thuê.
Để giảm bớt tình trạng một chủ đầu tư không có đủ vốn nhưng mượn quá nhiều vốn ngân hàng, vốn huy động để đầu tư dàn trải, khi cạn lực lại đắp chiếu dự án gây lãng phí, Trưởng ban chỉ đạo Chính sách nhà ở và Thị trường BĐS yêu cầu các chủ đầu tư, các địa phương cần công khai các dự án, tiến độ dự án ở nhiều website, qua kênh báo chí… để khách hàng nắm được thông tin dự án, tránh mua phải dự án ma.
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên ban chỉ đạo hứa hẹn, trong thời gian tới, có thể lãi suất cho vay trong lĩnh vực BĐS sẽ thấp hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành 20.000 đến 24.000 tỉ đồng cho vay để thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2. Trong thời gian tới sẽ xây dựng đề án xử lý nợ xấu, trong đó có nợ xấu BĐS. Tiếp đó, sẽ thành lập cơ quan xử lý nợ xấu BĐS để hỗ trợ thị trường.
Theo Lê Quân