Bắt mạch xu hướng M&A năm 2013
Thị trường BĐS đi xuống, nhiều chủ đầu tư không có tiềm lực buộc phải rời khỏi thị trường.
Khi đó, việc mua bán, chuyển nhượng dự án từ người này qua người khác, từ DN này qua DN khác buộc phải diễn ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, điều giới đầu tư đang quan tâm là các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài sẽ thắng thế trong các thương vụ M&A.
Sau hơn 3 năm trì trệ, phần lớn DN bất động sản (BĐS) lâm vào trạng thái khó khăn khi lượng hàng tồn kho lớn, áp lực nợ lãi đang đè nặng từng ngày. Do vậy, theo nhiều chuyên gia, trong năm 2013, việc chuyển nhượng các dự án đang đầu tư sẽ diễn ra sôi động.
Ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc Knight Frank Việt Nam cho biết, Knight Frank hiện đang nhận số lượng lớn các yêu cầu từ các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam và chắc chắn năm 2013 sẽ thấy một số lượng gia tăng của hoạt động M&A trên thị trường BĐS. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam, vì họ tin rằng thị trường BĐS đang chạm đáy.
Đầu năm đã sôi động
Ngay từ đầu 2013, giới đầu tư BĐS đã nhận được thông tin Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại dự án Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội với tổng giá trị 80 tỷ đồng. Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Nam (VIDC) - chủ đầu tư dự án Parkcity (Hà Đông, Hà Nội) cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng dự án cho đối tác nước ngoài.
Theo đó, Công ty Perdana Parkcity (Malaysia) đã hoàn thành việc mua lại 100% cổ phần và tiếp quản VIDC. Gần đây nhất, Công ty địa ốc Hoàng Quân (HQC) chính thức mua lại một phần dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Nam Hiệp Thành tại khu đô thị mới Phú Mỹ (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Giải thích lý do thị trường M&A BĐS bắt đầu tăng nhiệt ngay từ đầu năm, là người trong cuộc và đang tham gia vào các thương vụ M&A, ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Đất Xanh cho biết: Năm 2013 sẽ là một năm lịch sử về các hoạt động M&A ở hai phương diện: một là các DN Việt Nam chuyển nhượng các dự án cho DN ở Việt Nam; hai là các DN nước ngoài đổ vào Việt Nam để mua lại dự án với mức giá hấp dẫn.
Theo ông Thìn, nguyên nhân của xu hướng này là do trong năm 2013 BĐS cũng chưa thể tốt lên nhưng vẫn có cơ hội cho những nhà đầu tư có chiến lược dài hạn và nguồn vốn lớn. Bởi vì, khi các dự án đã xuống đến đáy thì người mua có ưu thế để đàm phán mua được sản phẩm với giá tốt, cũng như có nhiều lựa chọn để đầu tư.
Cùng chung quan điểm này, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Bộ phận Đầu tư Công ty Savills Việt Nam cho biết, hoạt động M&A sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm 2013, đây là hệ quả tất yếu của vấn đề tái cấu trúc thị trường, sau một vài năm tăng trưởng nóng.
Xu hướng DN tìm kiếm các dự án BĐS giá rẻ dự kiến sẽ gia tăng đối với các dự án chủ đầu tư không còn năng lực tài chính và không được ngân hàng hỗ trợ để hoàn thành theo tiến độ và cam kết với nhà đầu tư. Tới thời điểm hiện tại, đã bắt đầu có nhiều dự án sang tay và các thương vụ chuyển nhượng trên thị trường BĐS, nhưng tỷ lệ thành công chưa lớn do phía người mua cũng như giữa người mua và người bán chưa tìm được tiếng nói chung về giá.
“Với diễn biến trầm lắng kéo dài của thị trường BĐS, trong năm 2013 sẽ có nhiều thương vụ M&A thành công hơn và lợi thế đang nghiêng về phía người mua hơn”, ông Khương cho biết.
Nội hay ngoại thắng thế?
Thị trường BĐS đi xuống, nhiều chủ đầu tư không có tiềm lực buộc phải rời khỏi thị trường. Khi đó, việc mua bán, chuyển nhượng dự án từ người này qua người khác, từ DN này qua DN khác buộc phải diễn ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, điều giới đầu tư đang quan tâm là các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài sẽ thắng thế trong các thương vụ M&A.
Nói về vấn đề này, ông Khương cho rằng, trong tình hình hiện tại, đều biết đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu các dự án BĐS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều DN trong nước có đủ điều kiện cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và DN nào có nội lực tốt, biết nắm bắt thị trường, có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp thì khả năng thành công sẽ rất cao. Đó sẽ là xu hướng chủ đạo trong hoạt động M&A này.
“Mỗi DN đều có ưu thế riêng nhưng cũng có những hạn chế khác nhau và còn tùy thuộc vào tình hình thị trường diễn ra như thế nào thì ta mới kết luận được”, ông Khương nhấn mạnh
Mặc dù từ chối đưa ra kết luận nhà đầu tư ngoại hay nội sẽ chiếm lĩnh thị trường M&A, nhưng ông Huỳnh Dư An - Tổng giám đốc Hopefluent-Compareal cho biết, DN của ông đang làm việc với nhiều nhà phát triển BĐS uy tín từ Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và cả trong nước để xúc tiến một số đàm phán mua từng phần hoặc toàn phần dự án BĐS tại Việt Nam. Các nhà đầu tư này nhìn thấy cơ hội lớn và lâu dài tại thị trường Việt Nam và mong muốn được đầu tư vào Việt Nam.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thanh Hà - một chuyên gia BĐS cho hay, qua những thương vụ mua bán thành công trong thời gian gần đây cũng như qua tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu mua dự án, các nhà đầu tư, DN trong nước sẽ là lực lượng mua chính trên thị trường BĐS chứ không phải các nhà đầu tư nước ngoài. “DN trong nước hiểu rõ thị trường hơn, nắm bắt được chu kỳ kinh tế tốt hơn nên theo tôi, DN trong nước sẽ “lấn át” các DN ngoại trong các thương vụ M&A”.
Sau hơn 3 năm trì trệ, phần lớn DN bất động sản (BĐS) lâm vào trạng thái khó khăn khi lượng hàng tồn kho lớn, áp lực nợ lãi đang đè nặng từng ngày. Do vậy, theo nhiều chuyên gia, trong năm 2013, việc chuyển nhượng các dự án đang đầu tư sẽ diễn ra sôi động.
Ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc Knight Frank Việt Nam cho biết, Knight Frank hiện đang nhận số lượng lớn các yêu cầu từ các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam và chắc chắn năm 2013 sẽ thấy một số lượng gia tăng của hoạt động M&A trên thị trường BĐS. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam, vì họ tin rằng thị trường BĐS đang chạm đáy.
Đầu năm đã sôi động
Ngay từ đầu 2013, giới đầu tư BĐS đã nhận được thông tin Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại dự án Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội với tổng giá trị 80 tỷ đồng. Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Nam (VIDC) - chủ đầu tư dự án Parkcity (Hà Đông, Hà Nội) cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng dự án cho đối tác nước ngoài.
Theo đó, Công ty Perdana Parkcity (Malaysia) đã hoàn thành việc mua lại 100% cổ phần và tiếp quản VIDC. Gần đây nhất, Công ty địa ốc Hoàng Quân (HQC) chính thức mua lại một phần dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Nam Hiệp Thành tại khu đô thị mới Phú Mỹ (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Giải thích lý do thị trường M&A BĐS bắt đầu tăng nhiệt ngay từ đầu năm, là người trong cuộc và đang tham gia vào các thương vụ M&A, ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Đất Xanh cho biết: Năm 2013 sẽ là một năm lịch sử về các hoạt động M&A ở hai phương diện: một là các DN Việt Nam chuyển nhượng các dự án cho DN ở Việt Nam; hai là các DN nước ngoài đổ vào Việt Nam để mua lại dự án với mức giá hấp dẫn.
Theo ông Thìn, nguyên nhân của xu hướng này là do trong năm 2013 BĐS cũng chưa thể tốt lên nhưng vẫn có cơ hội cho những nhà đầu tư có chiến lược dài hạn và nguồn vốn lớn. Bởi vì, khi các dự án đã xuống đến đáy thì người mua có ưu thế để đàm phán mua được sản phẩm với giá tốt, cũng như có nhiều lựa chọn để đầu tư.
Cùng chung quan điểm này, TS. Sử Ngọc Khương - Giám đốc Bộ phận Đầu tư Công ty Savills Việt Nam cho biết, hoạt động M&A sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm 2013, đây là hệ quả tất yếu của vấn đề tái cấu trúc thị trường, sau một vài năm tăng trưởng nóng.
Xu hướng DN tìm kiếm các dự án BĐS giá rẻ dự kiến sẽ gia tăng đối với các dự án chủ đầu tư không còn năng lực tài chính và không được ngân hàng hỗ trợ để hoàn thành theo tiến độ và cam kết với nhà đầu tư. Tới thời điểm hiện tại, đã bắt đầu có nhiều dự án sang tay và các thương vụ chuyển nhượng trên thị trường BĐS, nhưng tỷ lệ thành công chưa lớn do phía người mua cũng như giữa người mua và người bán chưa tìm được tiếng nói chung về giá.
“Với diễn biến trầm lắng kéo dài của thị trường BĐS, trong năm 2013 sẽ có nhiều thương vụ M&A thành công hơn và lợi thế đang nghiêng về phía người mua hơn”, ông Khương cho biết.
Nội hay ngoại thắng thế?
Thị trường BĐS đi xuống, nhiều chủ đầu tư không có tiềm lực buộc phải rời khỏi thị trường. Khi đó, việc mua bán, chuyển nhượng dự án từ người này qua người khác, từ DN này qua DN khác buộc phải diễn ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, điều giới đầu tư đang quan tâm là các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài sẽ thắng thế trong các thương vụ M&A.
Nói về vấn đề này, ông Khương cho rằng, trong tình hình hiện tại, đều biết đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu các dự án BĐS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều DN trong nước có đủ điều kiện cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư và DN nào có nội lực tốt, biết nắm bắt thị trường, có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp thì khả năng thành công sẽ rất cao. Đó sẽ là xu hướng chủ đạo trong hoạt động M&A này.
“Mỗi DN đều có ưu thế riêng nhưng cũng có những hạn chế khác nhau và còn tùy thuộc vào tình hình thị trường diễn ra như thế nào thì ta mới kết luận được”, ông Khương nhấn mạnh
Mặc dù từ chối đưa ra kết luận nhà đầu tư ngoại hay nội sẽ chiếm lĩnh thị trường M&A, nhưng ông Huỳnh Dư An - Tổng giám đốc Hopefluent-Compareal cho biết, DN của ông đang làm việc với nhiều nhà phát triển BĐS uy tín từ Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và cả trong nước để xúc tiến một số đàm phán mua từng phần hoặc toàn phần dự án BĐS tại Việt Nam. Các nhà đầu tư này nhìn thấy cơ hội lớn và lâu dài tại thị trường Việt Nam và mong muốn được đầu tư vào Việt Nam.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thanh Hà - một chuyên gia BĐS cho hay, qua những thương vụ mua bán thành công trong thời gian gần đây cũng như qua tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu mua dự án, các nhà đầu tư, DN trong nước sẽ là lực lượng mua chính trên thị trường BĐS chứ không phải các nhà đầu tư nước ngoài. “DN trong nước hiểu rõ thị trường hơn, nắm bắt được chu kỳ kinh tế tốt hơn nên theo tôi, DN trong nước sẽ “lấn át” các DN ngoại trong các thương vụ M&A”.
Theo Nguyễn Phước