BĐS đón nhận hàng loạt thông tin hỗ trợ
Bước qua quý 1/2013, thị trường BĐS đã bắt đầu đón nhận những tín hiệu lạc quan mới, chủ yếu đến từ chính sách của Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, để kích cầu và hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ đã báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án từ ngày 1/7/2013 đến 30/6/2014 sẽ giảm 50% thuế giá trị gia tăng với hoạt động kinh doanh nhà ở xã hội và 30% thuế giá trị gia tăng với hoạt động đầu tư kinh doanh căn hộ có diện tích dưới 70m² và giá bán dưới 15 triệu đồng/m², thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội sẽ chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.
Ngoài ra, Viện Kinh tế xây dựng mới đây cũng đã đưa ra một số kiến nghị, đề trong đó có việc xem xét huy động vốn từ trái phiếu công trình để tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết tồn kho của các doanh nghiệp.
Viện cũng kiến nghị Nhà nước xem xét hỗ trợ bằng giải pháp sớm thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu đô thị để đáp ứng nhu cầu của người mua nhà. Đồng thời, cơ quan chức năng cần thực hiện thanh tra kiểm toán tài chính của chủ đầu tư, và từ đó sẽ có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp.
Thêm vào đó, hai thành phố lớn nhất nước cũng đã có những hướng đi cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Hà Nội cho biết sẽ mua lại một số lượng căn hộ thương mại tồn đọng làm nhà tái định cư, tiêu chí xét mua lại là các dự án nhà ở thương mại phải có giá trong khoảng 15-17 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2.
Mới đây, TP. HCM cũng đã đề xuất giải pháp giảm tồn kho BĐS. Theo đó, để giải quyết lượng hàng tồn kho cho những căn hộ có diện tích trên 70m2, Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất, phần diện tích 70 m2 trở xuống được tính theo giá nhà ở xã hội, phần còn lại được tính thêm tiền sử dụng đất. Về giá bán căn hộ thuộc diện ưu tiên, TP. HCM sẽ lấy giá thành tại dự án nhà ở xã hội 157/R8 Tô Hiến Thành đã hoàn thành (khoảng 11 triệu đồng/m2) làm giá tối đa cho các dự án chuyển đổi.
Trong khi các Ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương…) đang bắt đầu triển khai gói kích cầu thị trường bất động sản 30.000 tỷ với lãi suất ưu đãi 6%/năm, thì các ngân hàng cổ phần thương mại đã “rục rịch” giảm lãi suất cho vay với đối tượng cá nhân mua nhà, đất và sửa chữa nhà ở. Động thái này của hệ thống ngân hàng cổ phần thương mại, đã phần nào “đẩy” được nguồn vốn đang tồn đọng và xây dựng được hình ảnh tốt đối với khách hàng, đồng thời tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản.
Lan Anh
Ngoài ra, Viện Kinh tế xây dựng mới đây cũng đã đưa ra một số kiến nghị, đề trong đó có việc xem xét huy động vốn từ trái phiếu công trình để tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết tồn kho của các doanh nghiệp.
Viện cũng kiến nghị Nhà nước xem xét hỗ trợ bằng giải pháp sớm thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu đô thị để đáp ứng nhu cầu của người mua nhà. Đồng thời, cơ quan chức năng cần thực hiện thanh tra kiểm toán tài chính của chủ đầu tư, và từ đó sẽ có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp.
Thêm vào đó, hai thành phố lớn nhất nước cũng đã có những hướng đi cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Hà Nội cho biết sẽ mua lại một số lượng căn hộ thương mại tồn đọng làm nhà tái định cư, tiêu chí xét mua lại là các dự án nhà ở thương mại phải có giá trong khoảng 15-17 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2.
Mới đây, TP. HCM cũng đã đề xuất giải pháp giảm tồn kho BĐS. Theo đó, để giải quyết lượng hàng tồn kho cho những căn hộ có diện tích trên 70m2, Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất, phần diện tích 70 m2 trở xuống được tính theo giá nhà ở xã hội, phần còn lại được tính thêm tiền sử dụng đất. Về giá bán căn hộ thuộc diện ưu tiên, TP. HCM sẽ lấy giá thành tại dự án nhà ở xã hội 157/R8 Tô Hiến Thành đã hoàn thành (khoảng 11 triệu đồng/m2) làm giá tối đa cho các dự án chuyển đổi.
Trong khi các Ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương…) đang bắt đầu triển khai gói kích cầu thị trường bất động sản 30.000 tỷ với lãi suất ưu đãi 6%/năm, thì các ngân hàng cổ phần thương mại đã “rục rịch” giảm lãi suất cho vay với đối tượng cá nhân mua nhà, đất và sửa chữa nhà ở. Động thái này của hệ thống ngân hàng cổ phần thương mại, đã phần nào “đẩy” được nguồn vốn đang tồn đọng và xây dựng được hình ảnh tốt đối với khách hàng, đồng thời tạo “cú hích” cho thị trường bất động sản.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng - đặt ra khả năng thị trường BĐS tại TPHCM có thể phục hồi vào quý 2 và quý 3-2013. Các dự án căn hộ trong khoảng cách 10km so với trung tâm Q1 được đầu tư hạ tầng tốt, dịch vụ khá đầy đủ, giá cả hợp lý, chất lượng tốt sẽ đáp ứng nhu cầu mua để ở và khai thác. Quý 4-2013, thị trường BĐS có khả năng xuất hiện lực đầu tư khá mạnh, lan tỏa ra các vùng phụ cận TPHCM. |
Theo TTVN