Đề xuất nhiều giải pháp cứu thị trường bất động sản
Mổ xẻ gói đề xuất hỗ trợ các DN lên tới 29.000 tỉ đồng, nhóm giải pháp về thuế và phí được giới DN BĐS đặc biệt quan tâm.
Các DN sẽ được chậm nộp hàng ngàn tỉ đồng thu tiền sử dụng đất. Ảnh: Bình An.
Cùng với gói “Liên kết 4 nhà” mà BIDV đang triển khai với nguồn vốn hỗ trợ dự kiến tung ra thị trường khoảng 6.000 tỉ đồng, thông tin Chính phủ đang xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho DN sản xuất mà cả DN thương mại, dịch vụ; dãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất tối đa 12 tháng cho một số dự án có khó khăn… Tất cả các động thái này đang được xem như cứu tinh cho thị trường BĐS hiện nay.
Được chậm trả hàng ngàn tỉ đồng thu tiền sử dụng đất
Theo ông Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), năm 2011 và trong năm nay Chính phủ đã có quyết định cho giảm 50% tiền thuê đất đối với DN sản xuất. Tuy nhiên, theo chỉ số hoạt động của DN thông qua các chỉ tiêu về thuế cho thấy, các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cũng đã xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho DN sản xuất mà cả DN thương mại, dịch vụ trong năm 2012 phải xác định giá thuê đất theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP, ngày 3.12.2010.
Bên cạnh đó, giải pháp gia hạn thời hạn nộp tiền sử dụng đất cũng là một tin vui đối với DN kinh doanh BĐS. Theo Nghị quyết 14/2011/QH13 ngày 10.11.2011 về dự toán ngân sách 2012 thì số thu tiền sử dụng đất được dự toán là 37.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, cụ thể DN nào được dãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, dãn trong vòng bao lâu và với số tiền bao nhiêu thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà UBND các địa phương sẽ báo cáo hội đồng nhân dân để thực hiện. Như vậy, mức độ dãn cụ thể bao nhiêu còn tùy vào khả năng cân đối ngân sách của các địa phương và độ khó khăn cụ thể của từng dự án.
“Chỉ cần biết Nhà nước có chủ trương như vậy là DN BĐS đã mừng rồi, vì lúc này nguồn vốn để triển khai dự án của các DN đang rất eo hẹp. Không ít DN vì không muốn bị cục thuế địa phương công bố danh tính nợ tiền sử dụng đất, sợ khách hàng “chạy” nên đã ngược xuôi lo tiền đóng tiền sử dụng đất, chấp nhận chi phí vay lãi ngân hàng. Trung bình ở các dự án lớn, số tiền thu tiền sử dụng đất có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng, dãn được chưa phải trả ngay là đã cứu DN thời điểm này” - giám đốc một DN BĐS lớn trên địa bàn Hà Nội chân tình nói.
Còn theo đánh giá của ông Vũ Nhữ Thăng, nếu các đề xuất này được thông qua thì không những các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS có thể được hưởng lợi mà còn có tác động lan toả đến các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, ximăng, vật liệu xây dựng. “Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, để không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán NS của địa phương, Chính phủ sẽ giao cho UBND cấp tỉnh xem xét tùy thuộc vào tình hình, mức độ khó khăn của từng dự án và khả năng cân đối ngân sách địa phương để quyết định cho từng dự án được dãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất” - ông Thăng nói.
Liên kết 4 nhà để cứu BĐS
Đây là gói tín dụng “Liên kết 4 nhà” của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới công bố ngày 9.5 tại TPHCM. Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó TGĐ BIDV, sản phẩm liên kết 4 nhà gồm: Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp VLXD. Trong đó, NH sẽ kết hợp với Bộ Xây dựng để triển khai gói tín dụng cho các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân đang triển khai xây dựng khó khăn về vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất của các NHTM để hoàn thiện dự án, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
BIDV cũng sẽ tài trợ cho 4 bên là nhà thầu, chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà làm sao tiết giảm chi phí, xây dựng những căn hộ giá rẻ nhất. Gói tín dụng này khoảng 2.000 tỉ đồng, thí điểm ở một số dự án ở TPHCM và Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng.
Bên cạnh gói sản phẩm này, BIDV cũng sẽ có gói thứ hai là hỗ trợ đầu ra cho thị trường BĐS. Cụ thể, BIDV dành 4.000 tỉ đồng tài trợ cho người mua nhà. Khách hàng có thể vay 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm, có thể vay sửa nhà, mua nhà, cho thuê, thậm chí là đầu tư. Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên, chưa bao gồm các ưu đãi của chủ đầu tư cho khách hàng về chiết khấu, tặng nội thất...
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hai gói tín dụng này nếu triển khai được tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ giúp khơi thông thị trường BĐS, hàng hóa, VLXD được lưu thông, giải quyết khó khăn cho DN.
Được chậm trả hàng ngàn tỉ đồng thu tiền sử dụng đất
Theo ông Vũ Nhữ Thăng - Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), năm 2011 và trong năm nay Chính phủ đã có quyết định cho giảm 50% tiền thuê đất đối với DN sản xuất. Tuy nhiên, theo chỉ số hoạt động của DN thông qua các chỉ tiêu về thuế cho thấy, các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ cũng đã xem xét, tiếp tục mở rộng diện giảm 50% tiền thuê đất, không chỉ cho DN sản xuất mà cả DN thương mại, dịch vụ trong năm 2012 phải xác định giá thuê đất theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP, ngày 3.12.2010.
Bên cạnh đó, giải pháp gia hạn thời hạn nộp tiền sử dụng đất cũng là một tin vui đối với DN kinh doanh BĐS. Theo Nghị quyết 14/2011/QH13 ngày 10.11.2011 về dự toán ngân sách 2012 thì số thu tiền sử dụng đất được dự toán là 37.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, cụ thể DN nào được dãn thời hạn nộp tiền sử dụng đất, dãn trong vòng bao lâu và với số tiền bao nhiêu thì tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà UBND các địa phương sẽ báo cáo hội đồng nhân dân để thực hiện. Như vậy, mức độ dãn cụ thể bao nhiêu còn tùy vào khả năng cân đối ngân sách của các địa phương và độ khó khăn cụ thể của từng dự án.
“Chỉ cần biết Nhà nước có chủ trương như vậy là DN BĐS đã mừng rồi, vì lúc này nguồn vốn để triển khai dự án của các DN đang rất eo hẹp. Không ít DN vì không muốn bị cục thuế địa phương công bố danh tính nợ tiền sử dụng đất, sợ khách hàng “chạy” nên đã ngược xuôi lo tiền đóng tiền sử dụng đất, chấp nhận chi phí vay lãi ngân hàng. Trung bình ở các dự án lớn, số tiền thu tiền sử dụng đất có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng, dãn được chưa phải trả ngay là đã cứu DN thời điểm này” - giám đốc một DN BĐS lớn trên địa bàn Hà Nội chân tình nói.
Còn theo đánh giá của ông Vũ Nhữ Thăng, nếu các đề xuất này được thông qua thì không những các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực BĐS có thể được hưởng lợi mà còn có tác động lan toả đến các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, ximăng, vật liệu xây dựng. “Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, để không ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán NS của địa phương, Chính phủ sẽ giao cho UBND cấp tỉnh xem xét tùy thuộc vào tình hình, mức độ khó khăn của từng dự án và khả năng cân đối ngân sách địa phương để quyết định cho từng dự án được dãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất” - ông Thăng nói.
Liên kết 4 nhà để cứu BĐS
Đây là gói tín dụng “Liên kết 4 nhà” của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới công bố ngày 9.5 tại TPHCM. Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó TGĐ BIDV, sản phẩm liên kết 4 nhà gồm: Chủ đầu tư, ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp VLXD. Trong đó, NH sẽ kết hợp với Bộ Xây dựng để triển khai gói tín dụng cho các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở công nhân đang triển khai xây dựng khó khăn về vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất của các NHTM để hoàn thiện dự án, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
BIDV cũng sẽ tài trợ cho 4 bên là nhà thầu, chủ đầu tư, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà làm sao tiết giảm chi phí, xây dựng những căn hộ giá rẻ nhất. Gói tín dụng này khoảng 2.000 tỉ đồng, thí điểm ở một số dự án ở TPHCM và Hà Nội, sau đó sẽ tiếp tục nhân rộng.
Bên cạnh gói sản phẩm này, BIDV cũng sẽ có gói thứ hai là hỗ trợ đầu ra cho thị trường BĐS. Cụ thể, BIDV dành 4.000 tỉ đồng tài trợ cho người mua nhà. Khách hàng có thể vay 85% giá trị căn nhà trong thời hạn 15 năm, có thể vay sửa nhà, mua nhà, cho thuê, thậm chí là đầu tư. Lãi suất 16%/6 tháng đầu tiên, chưa bao gồm các ưu đãi của chủ đầu tư cho khách hàng về chiết khấu, tặng nội thất...
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hai gói tín dụng này nếu triển khai được tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ giúp khơi thông thị trường BĐS, hàng hóa, VLXD được lưu thông, giải quyết khó khăn cho DN.